Tinh bột biến tính cũng được xem là một dạng dẫn xuất của tinh bột, được tạo ra bằng cách xử lý vật lý, hóa học hoặc hóa sinh (enzyme) tinh bột tự nhiên để thay đổi, tăng cường tính chất mới bằng cách phân tách, sắp xếp lại hoặc tổng hợp nên các nhóm thế mới.
Người ta thường sử dụng các loại
tinh bột tự nhiên phổ biến như tinh bột ngô, khoai mì, khoai tây, lúa mì và gạo
để sản xuất ra tinh bột biến tính. Tinh bột sau biến tính có khả năng hoạt động
như một chất kết dính, chất làm đặc, chất ổn định, chất nhũ hóa hoặc chất keo.
Quá trình sản xuất cũng như phương pháp xử lý tinh bột phụ thuộc vào nguồn tinh
bột và mục đích sử dụng của loại tinh bột đó sau biến đổi.
* Một số phương pháp xử lý tinh
bột phổ biến
Phương
pháp vật lý
Đối với phương pháp này có ba phương
pháp chính là hồ hóa trước, bức xạ và xử lý nhiệt. Trong đó, tiền gelatin hóa
là đơn giản nhất bằng cách nấu và sấy khô.
Phương
pháp hóa học
Hai phương pháp làm bền hóa tinh
bột và liên kết ngang là hai phương pháp hóa học thường được sử dụng nhiều nhất
trong công nghiệp thực phẩm.
Phương
pháp sinh học
Bản thân tinh bột là một chuỗi các
phân tử đường đơn glucose nối với nhau. Sự thủy phân tinh bột bằng enzyme được
gọi là sự biến tính hóa sinh. Tùy thuộc vào mức độ thủy phân, một loạt các phân
tử có chiều dài chuỗi khác nhau được tạo ra như polysaccharide, maltose,
glucose.
Công nghệ sản xuất tinh bột
biến tính bằng phương pháp sinh học từ tinh bột sắn (doanh nghiệp đang
sử dụng phương pháp hóa học). Sản phẩm cuối quy trình sẽ là đường fructose. Sản
lượng 50 tấn/ngày đêm.
Chuyển giao công nghệ